Xử lý bùn Vi sinh cho ngành sản xuất giấy
16/08/19
admin

Ngành công nghiệp chế biến giấy ở Việt Nam trong những năm gần đây phát triển nhanh chóng cả quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm. Điều này giúp tăng trưởng mạnh về kinh tế vùng và cải thiện việc làm tại địa phương, nhưng cũng kéo theo hệ lụy về ô nhiểm môi trường.

Nhận thực được vấn đề này, nhiều doanh nghiệp ngành chế biến giấy đã tìm hiểu và áp dụng các công nghệ mới giúp cải thiện công tác xử lý nước thải, xử lý bùn thải, nâng cao hiệu suất xử lý cho doanh nghiệp.

Thông thường bùn Vi sinh sẽ được trộn với bùn qua tuyển nổi để tăng khả năng ép và nhả nước của bùn cho bùn sau ép có độ khô đạt yêu cầu, nhưng do ở bùn tuyển nổi chất giấy còn trên 10% nên doanh nghiệp muốn tách ra để có thể tái sử dụng tiếp. Do đó bùn vi sinh cần được tách ra để xử lý.

Bùn Vi sinh ngành giấy có độ PH thấp, tính chất bùn thay đổi liên tục, thời gian ủ bùn dưới 10h, khả năng nhả nước kém, tính liên kết bùn kém, bùn có sợi nhỏ, đó là nhược điểm của bùn vi sinh ngành giấy mà các công nghệ như băng tải hay khung bản không xử lý ưu việt, thường tắc với khung bản và thường ép bị chảy bùn ra 2 bên với băng tải.

Máy ép bùn trục vít đa đĩa Kintep hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng trục vít kết hợp với các đĩa chuyển động và cố định giúp không bị tắc nghẽn bùn, hoạt động bền bỉ liên tục 24/24h, đối với bùn vi sinh như bùn ngành giấy cho độ ẩm sau ép đạt 78-80%.

Lựa chọn công nghệ nào ép bùn để tăng hiệu quả công việc, tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành là không hề dễ với những ai không chuyên về thiết bị, Kintep thấu hiểu điều đó nên cung cấp gói dịch vụ tư vấn miễn phí cho khách hàng nhằm tối ưu giá trị của sản phẩm và tiết kiệm cho doanh nghiệp. Mọi chi tiết liên hệ info@kintep.vn hoặc ĐT: 0243-913-8688

BT. ADO

Tin tức liên quan